Các trường hợp yêu cầu hủy sổ đỏ

Cập nhật | Số lượt đọc: 1269

Kính gửi: Công ty Luật Đại Kim. Tôi tên là H, tôi ở Hải Dương, hiện nay, gia đình tôi có vấn đề về tranh chấp đất đai. Tôi xin được tư vấn. Nội dung như sau:

Ông bà nội tôi có tất cả 8 người con, 2 nam và 6 nữ. Bố tôi là con thứ 4 và trước bố tôi là 1 bác trai (bác ấy đã mất cách đây 5 năm rồi ). Bố mẹ tôi trước đây đi thoát ly, sau khi về hưu thì cả gia đình tôi chuyển về ở với bà nội tôi từ năm 1989 (ông nội tôi mất từ năm 1986). Do các bác, cô người đi lấy chồng và thoát ly nên không ai ở với ông bà nội tôi. Đến năm 1993, thì bà nội tôi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bố mẹ tôi (diện tích khoảng 500 m2). Bà nội tôi mất năm 1998. Năm 2003, nhà tôi cấp lại sổ đỏ. Năm 2011, cô ruột tôi (là con thứ năm trong nhà ) vì không có chồng, con nên cô ấy đã bán đất, nhà ở TP.Hải Dương và xin với bố mẹ tôi là về quê xây nhà trên đất của gia đình tôi và ở nhờ (không nói đến chuyện đòi chia đất) và sau khi cô ấy mất thì sẽ để lại cho vợ chông tôi. Nhưng từ năm 2015, cô ấy đòi bố mẹ tôi phải cắt đất cho cô ấy, nhưng bố mẹ tôi không đồng ý (bố mẹ tôi đã chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng tôi từ cuối năm 2015). Hiện nay cô ấy mang đơn kiện gửi Phòng Tài nguyên môi trường đòi hủy sổ đỏ và đòi chia đất của gia đình chúng tôi. Tôi xin được hỏi: cô tôi dựa vào đâu mà đòi hủy sổ đỏ và đòi chia đất của gia đình chúng tôi? Nếu phải ra tòa án thì gia đình chúng tôi có giữ được đất không? Tôi xin được Công ty luật Đại Kim tư vấn giúp và nếu cần tôi cũng xin được thuê luật sư của quý công ty cho việc kiện cáo sau này. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

 

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi:  0948 596 388

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  Luật Đất đai năm 2013

Bộ luật Dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Do ông bạn mất không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Vì quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của ông bà bạn nên khi ông bạn mất chỉ được chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất của ông bạn (1/2 giá trị quyền sử dụng đất của ông bà bạn, trừ trường hợp ông bà bạn có phân định rõ phần quyền sử dụng đất của mỗi người). 

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Như vậy, cô ruột bạn được quyền hưởng di sản thừa kế của ông bạn theo pháp luật 

Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."

Ông bạn mất từ năm 1986 nên đến nay, năm 2017 đã hết thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của ông bạn.

Nếu theo quy định tại Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ - HĐTP quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, nên nếu áp dụng quy định này thì cô bạn vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bạn.Tuy nhiên, hiện tại, Nghị quyết này đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế nên thời điểm hiện tại chưa có căn cứ pháp lý để điều chỉnh nên cô bạn không còn thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bạn. Và theo quy định trên thì di sản thừa kế thuộc về người quản lý di sản là bố mẹ bạn. Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất, về sau năm 1993, bà nội bạn đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn nên quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của bà bạn sẽ thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn và không có quyền chia thừa kế đối với quyền sử dụng đất đó khi bà bạn mất. Do đó, cô bạn không có quyền yêu cầu chia quyền sử dụng đất của ông bà bạn, đồng thời, việc gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là hợp pháp.

Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai."

Như vậy, không có căn cứ để cô bạn yêu cầu cơ quan nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn. 

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất viết tay

Thưa luật sư giấy cho tặng quyền sử dụng đất viết tay có đủ điều kiện thế chấp vay vốn ngân hàng không ạ?


Cơ quan nhà nước yêu cầu phá dỡ mộ là đúng hay sai ?

Kính gửi: công ty luật Đại Kim! Tôi là L (sinh năm 1963), tỉnh Nghệ An.


Khi chuyển quyền sử dụng đất thì lối đi chung giải quyết như thế nào?

Kính gửi quý công ty. Ông bà tôi có một ngôi nhà từ những năm kháng chiến chống Pháp. Trong những năm 1970, ông bà có bán 4 buồng cho 4 người khác và có giấy chứng nhận tại thời điểm bấy giờ với diện tích sử dụng của 4 buồng đó.


Hướng dẫn xin chia đất ruộng khi có thêm nhân khẩu

Em chào luật sư. Em muốn hỏi 1 vấn đề mong luật sư giải đáp cho em. Nhà em thuộc tầng lớp nông dân được chia ruộng. Năm 2016, Ủy ban nhân dân phường kiểm kê đất đai, thông báo nhà em được chia thừa ruộng và Ủy ban phường thu hồi lại.


Mức phí công chứng, chứng thực hợp đồng

Xin kính chào công ty Luật Đại Kim. Tôi xin có câu hỏi như sau: Ở địa phương mà nơi tôi đang cư trú, xã VA, Huyện NH, tỉnh Cà Mau. Đa số đất điều là đất rừng và do ban quản lý rừng phòng hộ đất mũi quản lý và khi người dân có nhu cầu sẽ được cơ quan xác nhận và cấp sổ giao khoán rừng và đất rừng sản xuất.


Dịch vụ nổi bật