So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

Cập nhật | Số lượt đọc: 1353
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh).

1. Giống nhau

- Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp nào đó (ngân hàng, tổ chức kinh doanh, công ty..)

- Không có tư cách pháp nhân

- Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.

- Thừa sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.

2. Khác nhau

* Chi nhánh

- Chi nhánh của một doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia (có thể là ranh giới của huyện, tỉnh, hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia)

- Chi nhánh được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ như doanh nghiệp mẹ của mình.

Ví dụ: Công ty A chuyên bán quần áo thì chi nhánh cũng được phép hoạt động bán quần áo. Ngân hàng nhà nước thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thì chi nhánh ngân hàng huyện cũng được phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đó.

* Văn phòng đại diện

- Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.

- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.

Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyên sản xuất sữa uống để bán trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện ở Lào, tại văn phòng này thì doanh nghiệp A chỉ được phép thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp với tư cách đại diện cho doanh nghiệp đó, chứ không được phép sản xuất cũng như kinh doanh như chi nhánh.

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế, không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng khoán.


Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Doanh nghiệp ngừng kinh doanh có phải đóng thuế môn bài không? Quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?


Đối tượng không chịu thuế, thuế suất 0% và miễn thuế hiểu thế nào?

Đối tượng không chịu thuế GTGT là những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; Hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; Dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh; Liên quan đến nhân đạo.....


Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử

Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử vào ngày 25 tháng 6 năm 2013.


Quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại

Theo quy định tại Luật trọng tài hương mại 2010 thì Thẩm quyền của trọng tài thương mại được hướng dẫn và quy định như sau:


Dịch vụ nổi bật