Thừa kế đất khi không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1438

Ông bà nội tôi có 500m2 đất nông nghiệp, đất này sử dụng lâu đời từ sau năm 1945 khi ông bà tôi còn sống cũng không phải nộp thuế hàng năm vì diện tích ít, ông bà có công với cách mạng nên được xã ưu tiên. Hiện ông bà nội tôi đã chết, không để lại di chúc và cũng không tìm thấy giấy tờ gì liên quan đến việc sở hữu phần đất trên. Những người thừa kế là anh, em chúng tôi (cháu nội).

Vậy chúng tôi có được đăng kí làm sổ đỏ (đất nông nghiệp) cho mảnh đất trên không. Thủ tục làm như thế nào (chúng tôi đã đến ubnd xã để xin làm nhưng họ trả lời là không có giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc đất nên không làm được). Xin cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP NGHỊ QUYẾT Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về hồ sơ địa chính

2. Luật sư tư vấn:

Hiện tại ông bà bạn đã mất mà cũng không để lại di chúc thì di sản ông bà bạn để lại sẽ được thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.

Bên cạnh đó di sản cũng được chia theo hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."

Do đó, nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn thì anh chị em bạn (cháu) mới được hưởng di sản. Tuy nhiên, mảnh đất mà ông bà bạn để lại không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan thì anh em bạn muốn được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ xác định theo điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao như sau:

"1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản

1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai."

Ngoài ra theo Điều 101 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, trong trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thực hiện việc phân chia di sản thừa kế, anh/em bạn cần phải có đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:

- Nếu ông bà đã sử dụng đất này ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

- Nếu ông bà bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ địa chính. Theo đó, người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 04/ĐK.

- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong trường hợp của bạn thì bạn nộp các giấy xác nhận đất sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2014 và giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân về việc đất không có tranh chấp…

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;

- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế;

- Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của người để và người nhận di sản.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Thừa kế đất khi không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi diện tích đất thực tế lớn hơn trong giấy tờ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thửa đất của gia đình tôi đã được cấp sổ đỏ năm 1992. Mang tên bố tôi. Nay bố tôi đã qua đời. Mẹ tôi muốn làm sổ tách thửa chia cho các con. Gia đình đã đến vpđk đất đai làm thủ tục cấp sổ tách thửa thì được vp hướng dẫn: vp sẽ cung cấp sơ đồ thửa đất (vì diện tích trong sổ đỏ cấp năm 1992 ít hơn thực tế nên gia đình yêu cầu đo đạc lại) để mang đến phòng công chứng làm văn bản thừa kế cử một người đứng tên sổ đỏ.


Đất chung chuyển nhượng như thế nào?

Em mới mua lại 1 lô đất của anh Trường. Lô đất của em mua là đất sổ chung 7 người có tổng diện tích là 420m2 thổ cư 100% do anh Trường đứng tên trên sổ đỏ. Mỗi lô đất có diện tích là 60m2, được đánh số là 1,2,3,4,5,6,7 thuộc khu E dự án đất dân cư Tân Bình. Anh Trường có 2 lô đất là 5,6 những lô còn lại là của những người khác.


Mảnh đất nằm tại rìa đường QL3 có được cấp sổ đỏ?

Thưa luật sư! 1: điều kiện như đất nhà tôi có đủ điều kiện làm sổ đỏ hay không. Khi tôi rất nhiều lần ra xã xin cấp nhưng hoàn toàn bị từ chối. Mẹ tôi trước đây mua chỉ thỏa thuận bằng miệng. Đất sống từ năm 1980 tới giờ không tranh chấp với ai và gia đình tôi vẫn đóng đầy đủ thuế đất cho nhà nước.Căn nhà mẹ tôi đang ở được làm theo chương trình 167 xóa nhà dột nát cho hộ nghèo và hiện tại mẹ tôi vẫn còn. 2: nếu nhà nước lấy tiếp diện tích đất nh ...


Ghi giá đất thấp hơn trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được hay không?

Chào Luật sư. Tôi đang có ý định bán một căn nhà, bên mua muốn để giá thấp hơn ở trên hợp đồng công chứng để giảm thuế. Cho tôi hỏi để như vậy có được hay không, có rủi ro gì hay không? Cảm ơn Luật sư.


Làm sao đòi đất được khi bán đất không có chữ ký của các thành viên trong gia đình?

Thưa luật sư! Bà nội em hiện nay gần 90 tuổi sở hữu 1 căn nhà vì lớn tuổi nên không đứng ra làm sổ hồng cho căn nhà trên. Bà có 4 người con, trong đó ba em và chú 2 em có ký giấy ủy quyền cho chú út em đứng tên làm sổ hồng, cô 3 em không ký giấy này. Hiện tại chú út em làm được sổ hồng đứng tên chú út luôn và tự bán lại căn nhà trên, sang tên cho chủ sở hữu khác mà không thông qua đồng ý của bà nội cũng như các thành viên khác trong gia đình.


Dịch vụ nổi bật