Hướng dẫn giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Cập nhật | Số lượt đọc: 2558

Luật Đại Kim tư vấn về một số vấn đề liên quan đến việc giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tóm tắt nội dung yêu cầu tư vấn: “Tôi ly hôn 2013, có 01 cháu gái là con chung nay đã 10 tuổi, hiện tôi là người trực tiếp nuôi cháu, cha cháu cấp dưỡng, cháu bị bệnh tiểu năng trí tuệ, động kinh từ nhỏ, ko kiểm soát được hành vi của mình. Bệnh tình của cháu ko thuyên giảm mà có chiều hướng gia tăng, cha cháu từ sau khi ly hôn đến giờ cứ mỗi lần vào thăm cháu (vì cha cháu là bộ đội sống cách xa mẹ con tôi hơn 800km) là nói tôi không biết cách chăm con, làm bệnh con nặng hơn, không biết làm mẹ, chỉ làm hỏng kiếp người (là cháu), việc tôi gửi cháu ở trường chuyên biệt nhà nước cách nhà khác xa (vì không nơi nào nhận cháu) phải đưa đón thường xuyên thì được cha cháu cho là trường ko biết chăm sóc, chỉ biết nhốt cháu, cô giáo không đạo đức. Tôi thật sự mệt mỏi với những điều đó vì tôi đã cố gắng trong khả năng của mình rồi.

 Gần đây cha cháu đặt vấn đề muốn nuôi con với điều kiện tôi phải sang tên lại ngôi nhà mẹ con tôi đang sinh sống sau khi cha cháu đã tặng 50% tài sản cho tôi từ năm 2011.

 Cha cháu có kiến thức về đông y, bấm huyệt, có địa vị xã hội, giao tiếp rộng, có điều kiện về kinh tế, việc để cha cháu nuôi con tôi hoàn toàn tin tưởng.

 Vậy tôi làm thế nào để thay đổi quyền nuôi con để cháu có được nhiều cơ hội hơn khi ở với tôi không? (tôi chỉ muốn cho cho cháu ở với cha cháu trong thời gian cháu chưa dậy thì), tôi và cha cháu không thể thỏa thuận mọi vấn đề được. Vậy mẫu đơn ra sao? hồ sơ kèm theo? và với những điều tôi nói trên thì liệu tòa có chấp nhận việc thay đổi quyền nuôi con của tôi ko?.”

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách hàng !  Công ty Luật TNHH Đại Kim xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con và có một số ý kiến đóng góp về vấn đề này như sau:

Đối với nội dung yêu cầu này, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

- Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Giải quyết vấn đề:  

2.1. Về cách thức thay đổi người trực tiếp nuôi con

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn mong muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con nhưng chỉ thay đổi trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên bạn không thể thỏa thuận được toàn bộ vấn đề.

Về vấn đề này, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đối với việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Trong trường hợp này,nếu bạn không thể thỏa thuận được và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3, Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Để giải quyết yêu cầu của mình, bạn cần làm đơn khởi kiện về việc thay đổi  người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Trong nội dung đơn khởi kiện bạn cần thể hiện rõ yêu cầu của mình theo đúng nguyện vọng tôi chỉ muốn cho cho cháu ở với cha cháu trong thời gian cháu chưa dậy thì”. Ngoài ra, bạn cần nêu rõ trong đơn về điều kiện, hoàn cảnh của mình hiện tại không còn đảm bảo được lợi ích tốt nhất của con nữa, cũng như điều kiện của cha để Tòa án có cơ sở giải quyết vấn đề này.

2.2. Về mẫu đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo

Mẫu đơn khởi kiện, bạn làm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện gồm:

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ;

- Các giấy tờ chứng minh về nhân thân người khởi kiện, người bị kiện (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy tờ xác nhận nơi cư trú…

- Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn;

- Giấy khai sinh của con;

- Bản kê các tài  liệu nộp kèm đơn khởi kiện (có ghi rõ số lượng bản gốc, bản sao).

2.3. Đối với thắc mắc của bạn về việc: “Liệu tòa có chấp nhận việc thay đổi quyền nuôi con của tôi ko?”

Về vấn đề này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu của bạn hay không là phụ thuộc vào những vấn đề sau:

+ Điều kiện nuôi con của các bên;

+ Nguyện vọng của con trong trường hợp này;

+ Việc giao con cho ai sẽ đảm bảo phù hợp với lợi ích của con;

+ Chứng cứ do các bên cung cấp;

+ Thỏa thuận của cha, me…

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Hoặc vui lòng gọi về Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi: 0948 596 388  Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật hôn nhân -  Công ty Luật TNHH Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Quy định về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết ly hôn

Kính gửi luật sư! Tôi và chồng kết hôn được gần 2 năm. Do có nhiều mâu thuẫn và chồng có nhiều mối quan hệ phức tạp bên ngoài dẫn tới có con riêng. Nay tôi muốn làm đơn ly hôn đơn phương. Bởi lẽ anh ta không chịu ly hôn. Bản thân anh ta và gia đình anh ta ko một chút tôn trọng và chăm lo cho cuộc sống của hai mẹ con tôi . Hộ khẩu anh ta ở Tây Ninh. Còn tôi ở Nghệ An. Lúc đăng kí kết hôn là ở Tây Ninh. Chúng tôi đã ly thân từ lâu. Tôi về nghệ an ở với mẹ. Vậy tôi có thể nộp đơn ở Nghệ An ly hôn đơn phương được không ạ? Trân trọng cảm ơn luật sư.


Pháp luật hiện hành quy định thế nào về ly hôn có yếu tố nước ngoài

Tôi và chồng tôi (người Đài Loan) kết hôn cuối năm 2014 đã đăng ký giấy kết hôn ở Việt nam rồi đến đầu năm 2015 chồng tôi về nước mất liên lạc đến nay,tôi không thể liên lạc gì được với anh ấy,này tôi muốn ly hôn để không vướng bận gì để tạo cuộc sống mới.vậy tôi phải làm sao?chi phí như thế nào?tôi chân thành cảm ơn.
-Nguyễn Thanh Tuyền-


Tư vấn phân chia tài sản nhà đất

Thưa Luật sư, tôi muốn ly hôn với chồng tôi nhưng về vấn đề tài sản thì tôi không biết như thế nào cho đúng. Trước khi kết hôn thì ba mẹ chồng chia cho chồng tôi một miếng đất. Sau khi kết hôn chúng tôi xây nhà riêng trị giá gần 400 triệu. Tôi nghe nói là nếu chia tài sản tôi chỉ được hưởng số tiền xây nhà chứ không được chia tài sản cả nhà cả đất phải không ạ? Nếu vậy thì tôi được hưởng những quyền lợi gì? Con chúng tôi năm nay 9 tuổi thì ai sẽ có quyền nuôi con?

Xin cảm ơn luật sư!


Giải quyết vấn đề nuôi con và chia tài sản khi sống chung như vợ chồng

Chào quý luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Hai chúng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn mà chỉ sống chung với nhau từ năm 1995 đến nay. Chúng tôi có 01 con chung, tài sản gồm hai căn nhà có giấy tờ mang tên tôi, 01 ôtô, một mảnh đất mua chung với người khác mang tên vợ tôi nhưng thực tế đều là tài sản chung vì mảnh đất này chúng tôi cùng mua bằng tài sản chung của hai vợ chồng. Đến nay, chúng tôi không ở được với nhau nữa và đã ly thân được mấy tháng. Vậy xin luật sư cho biết, chúng tôi có phải ra Tòa để làm thủ tục xin ly hôn hay không, con, tài sản thì chia như thế nào?
Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư, xin cảm ơn!

 


Thủ tục thuận tình ly hôn mới nhất

Xin chào công ty Luật Đại Kim, tôi có yêu cầu mong quý công ty tư vấn giúp: Hai vợ chồng chúng tôi có đăng ký kết hôn vào năm 2010, nhưng do mâu thuẫn kéo dài và nhiều nguyên nhân tác động, chúng tôi đã quyết định ly hôn. Chúng tôi đã thỏa thuận với nhau về phân chia tài sản và quyền nuôi con Vậy xin cho hỏi thủ tục ly hôn mới nhất ra sao? Xin cảm ơn!


Dịch vụ nổi bật